Đại Úy Phi Công Trần Thế Vinh
*****
Đại Úy Trần Thế Vinh
Trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi cùng cả nước ra sức ngăn chận cuộc xâm lăng của Bắc quân trên cả ba mặt trận chính Quảng Trị, Komtum và Bình Long, các đơn vị và chiến sĩ KQVNCH đã tạo được nhiều thành tích chói ngời cho quân sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa góp phần quan trọng trong những chiến công giữ vững miền Nam. Tuy nhiên trong năm này Không Quân VNCH cũng phải chịu nhiều mất mát và một trong những cái tang gây nhiều tiếc thương cho cả trong lẫn ngoài Quân Chủng là sự ra đi của Đại Úy Trần Thế Vinh Phi Đoàn 518 Phi Long trên vùng trời Quảng Trị.
Đại Úy Trần Thế Vinh sinh ngày 27-9-1946 tại Ninh Cường, Nam Định, Bắc Việt. Cùng gia đình di cư vào Nam năm 1954. Anh gia nhập Không Quân cuối năm 1964 khi đang theo học Đại học Luật Khoa.
Sau khi mãn khóa hoa tiêu quan sát tại quân trường Nha Trang, Trần Thế Vinh được gửi theo học khóa phi công khu trục AD-6 tại Hoa Kỳ. Anh tốt nghiệp thủ khoa khi cùng học với nhiều phi công ngoại quốc khác. Được coi là một phi công “AS” sau các bậc đàn anh như Quốc, Chấn, Tế, Huề, Du…
Về nước Trần Thế Vinh phục vụ tại Phi Đoàn 518 Phi Long, bên cạnh những bậc đàn anh lừng danh qua những phi vụ Bắc phạt. Anh lần lượt mang cấp bậc Thiếu úy từ tháng 3 –1967, thăng Trung úy vào tháng 3-1969. Đại úy từ tháng 1-1972, giữ chức Phi tuần trưởng A-1 và từng được thưởng rất nhiều huy chương các loại, đáng kể nhất là những huy chương Anh Dũng và Phi Dũng Bội tinh các cấp cùng Chiến Thương Bội tinh.
Khi chiến cuộc vùng Trị Thiên sôi động vì Bắc quân vượt vĩ tuyến mở cuộc tấn công đại quy mô vào Quảng Trị. Ngày 01-4-1972 Phi đoàn 518 được biệt phái ra Sư Đoàn 1 KQ để trực tiếp yểm trợ cho các cánh quân vùng địa đầu giới tuyến, và ngay lập tức trần Thế Vinh hăng say tình nguyện tham dự tất cả các phi vụ không ngơi nghỉ bất kể thời tiết xấu như thế nào và phòng không địch đan kín bầu trời.
Ngày 2-4-1972 Trần Thế Vinh thực hiện phi vụ đầu tiên tại vùng giới tuyến, hạ 5 chiến xa Bắc quân ở phía bắc Đông Hà, phi cơ của anh bị trúng đạn phòng không 12 ly 7 bên cánh trái nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn. Liên tiếp 3 ngày tiếp theo sau đó, ngày nào Đại ùy Vinh cũng cất cánh bay và ngày nào cũng bắn hạ được xe tăng địch. Tổng cộng chỉ trong vòng 3 ngày 2, 3 và 4-7-1972 anh hạ tất cả 20 chiến xa Cộng quân, nhiều lần phi cơ bị trúng đạn phòng không nhưng anh vẫn trở về căn cứ an toàn.
Để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội, bộ Tư Lệnh KQ/VNCH đã phối hợp với Cục Tâm Lý Chiến thực hiện một chương trình truyền hình về các chiến công của quân chủng phát trên đài truyền hình quốc gia tại Sài Gòn vào hai ngày 7 và 8-4-1972. Trong chương trình này Thiếu tá Lê Quốc Hùng, phi đoàn trưởng PĐ 518 đã giới thiệu Đại úy Trần Thế Vinh là phi công anh dũng và xuất sắc nhất của đơn vị. Ông hứa với khán giả rằng trong tuần lễ kế tiếp sẽ đưa Đại úy Vinh về giới thiệu trực tiếp với công chúng. Trong khi mọi người hân hoan và nóng lòng chờ đợi được thấy mặt viên phi công anh dũng một mình trong ba ngày liên tiếp bắn hạ 20 chiến xa CS Bắc Việt tại Quảng Trị thì bất ngờ sáng ngày 9-4 Đại úy Trần Thế Vinh gãy cánh trong khi thi hành phi vụ khẩn cấp giải vây cho căn cứ Phượng Hoàng lúc ấy do Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phòng thủ đang bị Cộng quân vây chặt và tấn công dữ dội bằng pháo binh, chiến xa và bộ quân.
Cùng Phi tuần viên Đại Úy Phan Công Định, phi tuần trưởng Đại Úy Trần Thế Vinh cất cánh rời phi trường Đà Nẵng vào lúc 8 giờ sáng Chủ nhật 9-4 trong lúc thời tiết rất xấu, trần mây rất thấp. Tầm nhìn xa không quá 50 mét khiến Đại Úy Vinh đã quyết định áp dụng chiến thuật táo bạo là cả hai phi cơ bay rất thấp gần đến mục tiêu mới bốc lên cao và từ đó lách mây đâm xuống oanh kích để tạo yếu tố bất ngờ. Chiến thuật gan dạ nhưng đầy liều lĩnh này đã khiến địch quân không kịp trở tay và các chiến xa Cộng sản không thể tránh kịp phơi mình làm mục tiêu ăn bom và có 4 chiến xa trúng bom từ phi cơ của Đại Úy Vinh ngay khi anh vừa đâm bổ xuống. Tuy nhiên vì xuống quá thấp, phi cơ của anh đã bị trúng đạn phòng không và bốc cháy không kịp bay ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đại Úy Phan Công Định đã báo cáo phi cơ của Đại úy Vinh đâm xuống đất và không thấy có chiếc dù nào bay ra.
Đại Úy Trần Thế Vinh, Chim Thiêng đã bỏ trời xanh, bỏ người tình, bỏ bạn bè… Chim Thiêng đã về ngàn… Vinh đã anh dũng hy sinh đền nợ nước khi tuổi đời chưa tròn 26. Anh ra đi trong sự xúc động của cả nước, từ dân đến quân, cả trong lẫn ngoài quân chủng. Chiến tích một mình trong một tuần lễ hạ 21 chiến xa địch đã khiến anh trở nên một huyền thoại có thực của Không Lực VNCH. Ngay sau đó chân dung Đại Úy Trần Thế Vinh xuất hiện trên những tấm bích chương cổ động nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu của quân dân được trưng bày khắp mọi ngả đường trên toàn quốc. Chưa bao giờ hình ảnh và tên tuổi một phi công được nhắc đến với lòng tiếc thương yêu mến mãnh liệt như thế!
Đại Úy Trần Thế Vinh sống mãi trong Quân Sử hào hùng của Không Quân VNCH và Quân Lực VNCH!
Nguồn: từ Cánh Thép
*******
Ở dưới là một ca khúc của Cố Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng qua tiếng hát vượt thời gian của nữ ca sĩ Thái Thanh.
"Một Loài Chim" mà Cố Nhạc Sĩ TTT muốn vinh thăng trong ca khúc ấy chính là Đại Uý Phi Công TRẦN THẾ VINH đã hy sinh vào tháng 4-1972 tại cứ điểm Phượng Hoàng khi cánh chim sắt của anh lao xuống bắn cháy chiếc xe tăng cộng sản thứ 21 nơi chiến trường Trị-Thiên.
[IMEEMA]http://media.imeem.com/m/wAY4x6fDUW/aus=false/[/IMEEMA]
Bài Vinh Thăng Cho Một Loài Chim
Tác giả: Trầm Tử Thiêng
Tiếng hát: Thái Thanh
(trích Băng Nhạc Thanh Thúy 11 do Thanh Thúy thực hiện năm 1973)
*******
Chào đón cuộc đời gian nan,
Vinh sinh ra trong thời loạn
từng khóc từng cười bao phen
lênh đênh trôi theo vận tối.
anh vẫn tin có một ngày
bao xích gông bao tù đày
Buồn thua ra đi
tên Thương trở về đây.
Đợi giữa một đời … trăm năm
anh em hơn thua … tồi tệ !
Đợi giữa một đời …trăm năm
anh em quên nhau …thật dễ !
Vinh sống non nửa đời người
hoen tuổi xanh hoen nụ cười
Nhiều khi phân vân
người hay ta là người ?
Quê hương ta đó
Anh em ta đó
Trần Thế Vinh
gian nan nhiều rồi
anh mơ mai sớm có nắng ấm.
anh mơ mai sớm có hòa bình.
anh mơ non nước …
Tình chứa chan dưới trời bình minh.
Một sớm lửa hờn dâng cao
Nung sôi quê hương mùa hạ
Giục cánh đại bàng tung mây
Lao thân trong sương bạc xóa
anh trút bom trên hận thù
anh rải mây đem mịt mù
và anh hiên ngang như chim sắp trời cao.
từng phút đợi chờ mong manh
Rưng rưng con tim đồng đội
Lệch cánh đại bàng trong mây
âm u không gian lạc lối
anh đuối tay
buông nặng nề …
Ôi kiếp chim quen bội thề …
một giây bay đi
ngàn năm quên bạn bè !
anh lên cao vút
anh lên cao vút
Trần Thế Vinh
Chim Thương về ngàn
anh bay lên cõi có ánh sáng
anh bay lên cõi không hận thù
Anh bay lên mãi
Trần Thế Vinh vĩnh biệt ngàn thu ...
Toàn dân ngùi ngùi thương đau,
khi tin chim thiêng lâm nạn.
Toàn dân ngậm ngùi thương đau,
khi tin chim thiêng về tổ.
anh vắng bay trên trời này
nhưng bóng anh sáng ngời hoài
Từ trong tim tôi muôn năm không mờ phai.
Còn thương tình người hôm qua
Xin anh cho tôi cầu nguyện
Còn xót tình người hôm qua
Xin anh cho tôi lời khấn
Đêm lúc trăng sao ngời ngời
Tôi ngước cao lên bầu trời
Gọi to lên câu Việt Nam ơi muôn đời!
Quê hương anh đó
Quê hương tôi đó
Trần Thế Vinh
Anh kêu gọi người
Sao cho mai sớm dưới nắng ấm
Anh em Nam Bắc nguôi hận thù
Tay đón tay nắm
Cùng hát vang dưới trời Việt Nam!
*****
Ở dưới thêm một bài nhạc của Phạm Duy viết năm 1972 vinh danh Đại Úy Phi Công Trần Thế Vinh . (Chưa tìm được phần audio - ACE nào có xin bổ túc - Cám ơn!!!)
Điệp khúc Trần Thế Vinh
Sáng tác: Phạm Duy.
(Saigon-1972)
1.
Này mặt trời nhỏ bé phương Nam
Mặt trời từng sưởi ấm cô đơn
Cho ta bay ngang qua lửa đạn
Cho quê hương yên vui ngày loạn.
Này mặt trời hãy khóc đi thôi!
Vì người tình của nắng lên ngôi,
Con chim xanh bao la tình người
Thành vị thần: TRẦN THẾ VINH ơi!
ĐK:
Này Thần Đất giữ dùm thân tôi!
Ngăn xâm lăng dưới đất trên trời
Này Thần Gió giữ hồn cho tôi!
Xin dâng cho Tổ Quốc muôn đời.
2.
Này bầu trời, này ánh trăng xanh!
Này cả rừng sao sáng lung linh!
Nghe anh Vinh đêm đêm hiện hình
Trên quê hương trong cơn chuyển mình.
Này cả dòng sông nước chia ngăn!
Một người hùng gẫy cánh cho dân.
Xin nhân danh yêu thương vẹn toàn,
Hẹn một ngày thống nhất quê hương.
3.
Này người tình yêu dấu không tên!
Phận đàn bà cuộc chiến trao duyên.
Quân xâm lăng gây nên sự tình
Không ai mang khăn tang một mình.
Này người tình hãy nín đau thương
Vì người dù xa vắng giai nhân
Nhưng quê hương ta thêm thần tượng:
Một người hùng trần thế vinh quang!
Trần Thế Vinh
Trần Thế Vinh và Phi Vụ Cuối Cùng" do nhà văn Ngọc Thủy biên soạn, được phát hành vào trung tuần tháng 5 - 2003, vinh danh các chiến sĩ Không Quân anh dũng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sách đầy 80 trang.
Lời Giới Thiệu của Giáo Sư, Nhà Văn, cựu Tư Lệnh Không Quân Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
Tập sách "Trần Thế Vinh và Phi Vụ Cuối Cùng" của nhà văn Ngọc Thủy được tác giả mô tả lại sự chiến đấu hào hùng cùng sự hy sinh cao cả của một người phi công dũng cảm của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trong những năm biến cố lịch sử của đất nước:
Đó là vào đầu mùa hè năm 1972, một mùa hè đỏ lửa đã được ghi lại bằng những chiến tích oai hùng trong quân sử của Quân Lực Việt Nam Cộng HòA. Từ cuối tháng ba, cộng sản Bắc Việt đã xua quân đợt đầu tiên vào mặt trận Quảng Trị, là thành phố nằm ở địa đầu giới tuyến. Với sự chỉ đạo và viện trợ võ khí của Nga Sô và Trung Cộng, Việt cộng đã mở cuộc xâm lăng miền Nam với một lực lượng quân sự hùng hậu gồm nhiều sư đoàn bộ binh và một sư đoàn pháo yểm trợ.
Để mở đầu chiến dịch Nguyễn Huệ, vào ngày 29-3-72, Việt cộng cho pháo kích dữ dội vào Đông Hà-Quảng Trị và lần đầu tiên địch quân cho xung trận hai trung đoàn chiến xa dùng những chiếc T-54 và PT-76 do các đàn anh Cộng sản Nga-Tàu cung cấp. Việt cộng đã tưởng trong tuần lễ đầu sẽ nuốt trọn được vùng tiền phương của Quân khu I. Nhưng, ngay trong những ngày đầu, địch quân đã gặp sự chống trả mãnh liệt của ta và các cố vấn Nga-Tàu khi chỉ vẽ chiến thuật cho đàn em Việt cộng đã không ngờ đến sự di động nhanh chóng và khả năng yểm trợ không địa của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Truớc tình hình chiến sự khẩn cấp ấy, ngày 1-4-72 phi đoàn 518 thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân, từ căn cứ Biên Hoà, đã nhận được lệnh tăng phái cho Sư Đoàn 1 Không quân tại Đà Nẵng.
Trong số hai mươi phi công lái khu trục cơ Skyraider của phi đoàn 518/SĐ 3 KQ, có môt chàng trai trẻ tên là Trần Thế Vinh. Trong phi vụ đầu tiên vào ngày 2-4-72, đại úy Trần Thế Vinh với 8 trái bom dưới cánh chiếc phi cơ AD 6 của anh đã tung hoành đảo lộn giữa vùng trời khói lửa, bất chấp vùng núi non hiểm trở và trần mây thấp ngoài tuyến đầu, cộng thêm vào sự đe dọa của trung đoàn phòng không địch được trang bị hỏa tiễn Sam, bắn lên không ngớt.
Tập sách "Trần Thế Vinh và Phi Vụ Cuối Cùng" của nhà văn Ngọc Thủy được tác giả mô tả lại sự chiến đấu hào hùng cùng sự hy sinh cao cả của một người phi công dũng cảm của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa trong những năm biến cố lịch sử của đất nước:
Đó là vào đầu mùa hè năm 1972, một mùa hè đỏ lửa đã được ghi lại bằng những chiến tích oai hùng trong quân sử của Quân Lực Việt Nam Cộng HòA. Từ cuối tháng ba, cộng sản Bắc Việt đã xua quân đợt đầu tiên vào mặt trận Quảng Trị, là thành phố nằm ở địa đầu giới tuyến. Với sự chỉ đạo và viện trợ võ khí của Nga Sô và Trung Cộng, Việt cộng đã mở cuộc xâm lăng miền Nam với một lực lượng quân sự hùng hậu gồm nhiều sư đoàn bộ binh và một sư đoàn pháo yểm trợ.
Để mở đầu chiến dịch Nguyễn Huệ, vào ngày 29-3-72, Việt cộng cho pháo kích dữ dội vào Đông Hà-Quảng Trị và lần đầu tiên địch quân cho xung trận hai trung đoàn chiến xa dùng những chiếc T-54 và PT-76 do các đàn anh Cộng sản Nga-Tàu cung cấp. Việt cộng đã tưởng trong tuần lễ đầu sẽ nuốt trọn được vùng tiền phương của Quân khu I. Nhưng, ngay trong những ngày đầu, địch quân đã gặp sự chống trả mãnh liệt của ta và các cố vấn Nga-Tàu khi chỉ vẽ chiến thuật cho đàn em Việt cộng đã không ngờ đến sự di động nhanh chóng và khả năng yểm trợ không địa của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Truớc tình hình chiến sự khẩn cấp ấy, ngày 1-4-72 phi đoàn 518 thuộc Sư Đoàn 3 Không Quân, từ căn cứ Biên Hoà, đã nhận được lệnh tăng phái cho Sư Đoàn 1 Không quân tại Đà Nẵng.
Trong số hai mươi phi công lái khu trục cơ Skyraider của phi đoàn 518/SĐ 3 KQ, có môt chàng trai trẻ tên là Trần Thế Vinh. Trong phi vụ đầu tiên vào ngày 2-4-72, đại úy Trần Thế Vinh với 8 trái bom dưới cánh chiếc phi cơ AD 6 của anh đã tung hoành đảo lộn giữa vùng trời khói lửa, bất chấp vùng núi non hiểm trở và trần mây thấp ngoài tuyến đầu, cộng thêm vào sự đe dọa của trung đoàn phòng không địch được trang bị hỏa tiễn Sam, bắn lên không ngớt.
A-1H Skyraiders thuộc phi đoàn 518/Phi Long của Đại Úy Trần Thế Vinh
Chàng phi công tài hoa và anh dũng đã trổ tài thiện xạ thần sầu, để qua 4 vòng thả bom, triệt hạ được 6 chiến xa giặc. Trong vòng 6 ngày khởi đầu của chiến cuộc, trong 5 phi vụ hiểm nghèo, Trần Thế Vinh đã hạ được 20 chiến xa giặc. Chiến công lừng lẫy, phá mọi kỷ lục diệt chiến xa của anh, đã được các phóng viên chiến trường không hết lời ca ngợi trên báo chí. Ngày thứ Bẩy 8-4-72, đài Truyền Hình Việt Nam, trong chương trình "Tường Thuật Chiến Trường", đã phỏng vấn thiếu tá Lê Quốc Hùng, phi đoàn trưởng phi đoàn khu trục 518/SĐ 3 KQ, và ông đã hết sức hãnh diện khi nói đến tài năng và tinh thần chiến đấu của các bạn đồng đội và đặc biệt ca ngợi người phi công dũng cảm Trần Thế Vinh, giờ đây đang được báo chí gọi là Anh Hùng Diệt Tăng Địch.
Qua ngày hôm sau, trong phi vụ cuối cùng của quãng đời ngắn ngủi của con người tài hoa và dũng cảm Trần Thế Vinh, mới hai mươi sáu tuổi xuân, anh đã gẫy cánh, và theo tầu xuống lòng đất, sau khi triệt hạ thêm được một chiến xa địch, để lại thương tiếc cho toàn dân miền Nam. Sáng ngày 9-4-72, là ngày anh bay đi vĩnh viễn về cõi vô cùng, Đài Truyền Hình Sàigòn có chương trình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh, và giọng ngâm bài thơ "Tưởng Niệm Đại Úy Không Quân Trần Thế Vinh" của ca nghệ sĩ Hồng Vân đã làm nhiều người cảm thương và rơi lệ. Những ngày sau, hình ảnh của Trần Thế Vinh, người anh hùng không quân gẫy cánh trên bầu trời Tri.-Thiên dã được phóng lớn và treo trong công viên trước mặt Toà Đô Chính Sàigòn với dàn chiến xa của Việt cộng, để dân chúng đô thành có nơi tưởng niệm người chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc và Không Gian.
Tuy Trần Thế Vinh đã vĩnh viễn ra đi cách đây ba mươi mốt năm, nhưng hình ảnh hào hùng của người chiến sĩ vẫn còn sống mãi, hiên ngang trong lòng mọi người, cùng thế hệ với anh. Những bài văn, bài thơ, những bài hát nêu lên gương hùng anh, dũng cảm, đặt nợ nước trên tình nhà của Trần Thế Vinh, đã từng là những điệp khúc vang lừng một thời, cần phải được truyền tụng lại cho thế hệ mai sau. Đầu tháng Tư năm 2003, có một người đã làm việc ấy, để cho thế hệ trẻ của đầu thiên niên kỷ hai ngàn biết đến cuộc đời của Trần Thế Vinh, biết đến tấm gương anh dũng của người lính, biết đến tấm lòng của một người mẹ đã có người con trai hy sinh cho tổ quốc, và biết được rằng trong khi có chàng trai ra đi làm nghĩa vụ thì cũng có một em gái hậu phương mỏi mắt trông chờ.
Người đã kiên nhẫn làm việc này là Ngọc Thủy, một nhà văn và cũng là một nhà thơ, từ nhiều năm qua đã chủ trương Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật "Suối Văn" và Đài Phát Thanh "Tiếng Việt Mến Yêu" ở San Jose, nơi đã được mệnh danh là Thung Lũng Hoa Vàng, Thủ Phủ của Tình Thương. Ngọc Thủy đã bỏ ra rất nhiều thì giờ sưu tầm các tài liệu để truy nguyên những tin tức báo chí viết về mùa hè đỏ lửa 1972, đến những bài viết về trận đánh khốc liệt ở Đông Hà, Quảng Trị, cùng những bài thơ, bài hát về Trần Thế Vinh, và cô cũng đã cố gắng liên lạc với gia đình, bạn bè thân thiết của anh hiện đang sống rải rác khắp bốn phương trời để có thêm hình ảnh và tin tức thời trẻ của người chiến sĩ không trung, đã có một thời vùng vẫy trên bầu trời Tri.-Thiên làm khiếp đảm giặc thù.
F-5A của KLVNCH
Chàng phi công tài hoa và anh dũng đã trổ tài thiện xạ thần sầu, để qua 4 vòng thả bom, triệt hạ được 6 chiến xa giặc. Trong vòng 6 ngày khởi đầu của chiến cuộc, trong 5 phi vụ hiểm nghèo, Trần Thế Vinh đã hạ được 20 chiến xa giặc. Chiến công lừng lẫy, phá mọi kỷ lục diệt chiến xa của anh, đã được các phóng viên chiến trường không hết lời ca ngợi trên báo chí. Ngày thứ Bẩy 8-4-72, đài Truyền Hình Việt Nam, trong chương trình "Tường Thuật Chiến Trường", đã phỏng vấn thiếu tá Lê Quốc Hùng, phi đoàn trưởng phi đoàn khu trục 518/SĐ 3 KQ, và ông đã hết sức hãnh diện khi nói đến tài năng và tinh thần chiến đấu của các bạn đồng đội và đặc biệt ca ngợi người phi công dũng cảm Trần Thế Vinh, giờ đây đang được báo chí gọi là Anh Hùng Diệt Tăng Địch.
Qua ngày hôm sau, trong phi vụ cuối cùng của quãng đời ngắn ngủi của con người tài hoa và dũng cảm Trần Thế Vinh, mới hai mươi sáu tuổi xuân, anh đã gẫy cánh, và theo tầu xuống lòng đất, sau khi triệt hạ thêm được một chiến xa địch, để lại thương tiếc cho toàn dân miền Nam. Sáng ngày 9-4-72, là ngày anh bay đi vĩnh viễn về cõi vô cùng, Đài Truyền Hình Sàigòn có chương trình tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh, và giọng ngâm bài thơ "Tưởng Niệm Đại Úy Không Quân Trần Thế Vinh" của ca nghệ sĩ Hồng Vân đã làm nhiều người cảm thương và rơi lệ. Những ngày sau, hình ảnh của Trần Thế Vinh, người anh hùng không quân gẫy cánh trên bầu trời Tri.-Thiên dã được phóng lớn và treo trong công viên trước mặt Toà Đô Chính Sàigòn với dàn chiến xa của Việt cộng, để dân chúng đô thành có nơi tưởng niệm người chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc và Không Gian.
Tuy Trần Thế Vinh đã vĩnh viễn ra đi cách đây ba mươi mốt năm, nhưng hình ảnh hào hùng của người chiến sĩ vẫn còn sống mãi, hiên ngang trong lòng mọi người, cùng thế hệ với anh. Những bài văn, bài thơ, những bài hát nêu lên gương hùng anh, dũng cảm, đặt nợ nước trên tình nhà của Trần Thế Vinh, đã từng là những điệp khúc vang lừng một thời, cần phải được truyền tụng lại cho thế hệ mai sau. Đầu tháng Tư năm 2003, có một người đã làm việc ấy, để cho thế hệ trẻ của đầu thiên niên kỷ hai ngàn biết đến cuộc đời của Trần Thế Vinh, biết đến tấm gương anh dũng của người lính, biết đến tấm lòng của một người mẹ đã có người con trai hy sinh cho tổ quốc, và biết được rằng trong khi có chàng trai ra đi làm nghĩa vụ thì cũng có một em gái hậu phương mỏi mắt trông chờ.
Người đã kiên nhẫn làm việc này là Ngọc Thủy, một nhà văn và cũng là một nhà thơ, từ nhiều năm qua đã chủ trương Tạp Chí Văn Học Nghệ Thuật "Suối Văn" và Đài Phát Thanh "Tiếng Việt Mến Yêu" ở San Jose, nơi đã được mệnh danh là Thung Lũng Hoa Vàng, Thủ Phủ của Tình Thương. Ngọc Thủy đã bỏ ra rất nhiều thì giờ sưu tầm các tài liệu để truy nguyên những tin tức báo chí viết về mùa hè đỏ lửa 1972, đến những bài viết về trận đánh khốc liệt ở Đông Hà, Quảng Trị, cùng những bài thơ, bài hát về Trần Thế Vinh, và cô cũng đã cố gắng liên lạc với gia đình, bạn bè thân thiết của anh hiện đang sống rải rác khắp bốn phương trời để có thêm hình ảnh và tin tức thời trẻ của người chiến sĩ không trung, đã có một thời vùng vẫy trên bầu trời Tri.-Thiên làm khiếp đảm giặc thù.
F-5A của KLVNCH
Với mục đích duy nhất là đóng góp tâm sức của mình để vinh danh người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung và anh hùng Trần Thế Vinh nói riêng, để giới trẻ Việt trong đầu thiên niên kỷ này biết đến một tấm gương sáng trong Không Lực Việt Nam Cộng Hoà, Ngọc Thủy đã viết tập sách này và in ra để tỏ lòng biết ơn những người lính đã hy sinh cho lý tưởng Tự Do và cũng là món quà tặng tinh thần gởi đến cộng đồng người Việt ở hải ngoại, đặc biệt dành cho giới trẻ hôm nay.
Tôi đã đọc kỹ tài liệu quý giá này và nhận thấy đây là một cuốn sách viết rất chân thành với nhiều cảm xúc tốt đẹp và đầy đủ về anh hùng Trần Thế Vinh. Tôi trân trọng và ân cần giới thiệu cuốn sách -Phi Vụ Cuối Cùng Trần Thế Vinh- của nhà văn Ngọc Thủy do Suối Văn xuất bản và phát hành tới độc giả bốn phương.
Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
Những ngày sau đó, hình ảnh của Trần Thế Vinh, người anh hùng - cánh chim đại bàng gẫy cánh trên nền trời Trị Thiên đã được phóng lớn và treo trong công viên ở trước mặt Tòa Đô Chánh Sài Gòn cho dân chúng đô thành có nơi tưởng niệm người chiến sĩ đã hy sinh cho Tổ Quốc và Không Gian
Thật hay và ý nghĩa.
ReplyDeleteTrần Thế Vinh
@ nam64 : cám ơn em, video xem thật cảm động !
ReplyDelete@ Bactu:
dạ , những người nằm xuống cho Tổ Quốc , họ không chết bao giờ !
2 tuần nay máy của mình bị hư nên không thăm hỏi và gửi đồ ăn tới các bạn được ! Không biết các bạn có bị đói không ? Hôm nay mình bù để bồi dưỡng sức khỏe cho các bạn nhé, chúc ngon miệng
ReplyDeleteSao hồi ấy chị chưa nghe mấy bài hát này nhỉ?
ReplyDeleteCòn " Một chuyến bay đêm " phải là giọng của Thanh Thúy mới lột tả được hết cái hồn của bài hát.
cám ơn đồ ăn bác gởi cho , các bạn chắc chắn là không đói , không thiếu đồ ăn vì có đủ ... bơ , sữa... chỉ thiếu mỗi tự do dân chủ cho VN ạ !
ReplyDeleteEm có nghe bài Vòng Hoa Cho Trần Thế Vinh vào mùa hè đỏ lửa 72 ,
ReplyDeleteVâng ạ, chỉ đặc biệt giọng Thanh Thúy hát bài này mới có hồn ! Nhiều người cũng đồng ý như thế !
Chắc chắn 100% ! Hì hì...
ReplyDeleteMình có người Bác ruột là Thiếu Tá Không Quân cũng hy sinh ở An Lộc , mùa hè đỏ lửa 72. Lúc ấy nghe nhắc nhiều về Trần Thế Vinh lại chạnh lòng khi nhớ Bác ...
ReplyDelete@nguoigiaonline : biét cái gou^t của mấy người ... già già mà !
ReplyDeleteGởi niềm kính phục đến Bác của bạn mình , những người đã chết cho chính nghĩa dân tộc vì bảo vệ miền Nam họ sẽ sống mãi !
ReplyDeleteChào bạn trangluong,
ReplyDeleteĐọc những bài này càng căm hận thằng tội đồ HCM đã đem 1 chủ thuyết ngoại lai mà cả thế giới tự do thời đó biết là không thực tế. Vì thằng tội đồ này mà 1 triệu người trai trẻ miền Nam, 1 triệu ng miền Bắc đã phải hy sinh vì cái chủ thuyet sai lầm này. Ở tuổi 26 là mới chỉ bắt đầu của 1 cuộc sống làm người thì phải chết vì tên tội đồ đã lừa đảo 40 triệu ng VN thời bấy giờ để "thống nhất đất nước, giải phóng miền nam ko bị Mỹ Ngụy kiềm kẹp".
Khi 26 tuổi là lúc khoảng đời tươi đẹp nhất của tôi, vừa xong Kỹ sư cơ khí và đi làm dc 3 năm. Cứ nghĩ khi đi làm (như anh Vinh bay sorties) mà bị lựu đạn vào sở rồi bỏ mạng...(just do your job then somebody murdered you) thì tiếc lắm thay. Ý tưởng bỏ lựu đạn từ 1 thằng tội đồ đem ý tưởng ngoại lai của Stain, Karl Max, Lenin vào thì căm hận lắm...
Thân ái,
Chau Xuan Nguyen
Chào anh Châu Xuân Nguyên, cảm ơn anh đã cùng đọc và chia xẻ!
ReplyDeletePhàm làm người có trái tim và khối óc thì ai cũng căm hận cái ác, cái gian, cái lừa đảo , nhất là lừa cả một dân tộc xuống hố cả nước ! Không chỉ riêng những mất mát của từng cá nhân , từng gia đình , mà những mất mát ấy triền miên cho đến nay cũng vì chủ thuyết không tưởng ấy, thì chỉ có nước dẹp nó vào thùng rác như Liên Xô, Đông Âu ... đã làm ! Người ta cố bám víu, chỉ vì quyền lợi cá nhân mà thôi !
Một tưởng niệm cho cánh chim bạt gió Trần Thế Vinh trong những ngày lửa khói để mong hồn thiêng sông núi sẽ phù trợ cho VN có được 1 con đường tự do dân chủ sáng sủa hơn!
Chúc anh Châu Xuân Nguyên khoẻ , thành công trên con đường tranh đấu !
Chào tất cả các bạn,
ReplyDeleteTôi xin cảm ơn lời chúc lành của bạn Trangluong và sẽ coi như đây là lời khích lệ lớn lao để dùng tận lực của tôi để đem lại cuộc sống cũ cho người dân VN như miền Nam hồi trước 30.04.75.
Thân ái,
Chau Xuan Nguyen
Ý tưởng kinh doanh này được không bạn, đóng góp ý kiến nhá. Thanks
ReplyDeleteTrần Thế Vinh quang.
ReplyDeleteCÕI BỜ
ReplyDeleteNhiều đêm thức trắng một mình,
Miệt mài ôn sử nghe tình véo von
Càng buồn, càng nhớ non sông,
Bên kia xa thẳm, biển Đông mịt mờ.
Đọc trang sử, nhớ cõi bờ,
Từng đêm trăn trở, từng giờ héo hon.
Non sông ngày một hao mòn,
Biển khơi dậy sóng, biên cương mất dần.
Đâu quân đội của "nhân dân"?
Để cho sông núi ngàn năm thuở nào:
Trường Sơn khóc, biển kêu gào,
Biên cương, rừng núi cho Tàu hiêng ngang.
Thói đời sao lắm phủ phàng,
Công lao dựng nước, trải bằng máu xương.
Tiền nhân từng lớp can trường.
Đuổi phường giặc cướp: Bắc phương bao triều.
Bây giờ thành ngã, tường xiêu,
Bao hồn tử sĩ, đồng bào chết oan.
Bỏ đồ đao sớm hoàn lương,
Đừng tin cái bọn bất lương: giặc Hồ...
Vĩnh Nhất Tâm 12/04/.2011
CỜ NHÂN BẢN (CỜ VÀNG)
ReplyDeleteCờ Nhân Bản bay trên không lồng lộng,
Đâu khác nào thuở Nhị Vị Trưng Vương.
Đuổi giặc Tàu để nối tiếp Hùng Vương,
Dòng con cháu noi gương: Cờ Phục Quốc.
Những lớp trẻ lớn lên thời Quốc Nhục,
Dưới ngọn cờ của giặc Hán xâm lăng,
Hồ Chí Minh và đồng bọn đã lầm,
Cứ nhồi sọ tưởng đâu thành vĩnh cữu!
Dân Lạc Việt, mấy ngàn năm hiện hữu,
Đã rõ ràng Mẹ một bọc Trăm Con.
Sử xưa nay gọi: Con cháu Tiên Rồng,
Đã thể hiện qua từng trang hùng-sử.
Nền văn hiến đã đời đời bất tử,
Thì nghĩa gì chút di sản ngoại nhân.
Mà Hồ, Đồng,...đã phản bội Tiền Nhân,
Thỉnh Các-mác, dựng cờ Mao hại nước.
Cờ Nhân Bản đã rõ ràng sau trước,
Ngũ Tướng Quân từng thể hiện lòng son:
Đã đáp lời với nghĩa vụ non sông,
Giữ quốc thống cho đời sau tiếp nối.
Thế hệ trẻ từng từ bao năm cặm cụi,
Đọc Sử Nhà để hiểu nghĩa Quốc Gia,
Từ ngàn xưa, từng thế hệ trải qua,
Mười thế kỷ đuổi xâm lăng giữ nước.
Một chế độ đã phi dân, phi tộc,
Từ sau ngày phủ cờ đỏ: Mác-Mao,
Không thể nào chúng tồn tại dài lâu,
Cờ Nhân Bản trước sau rồi sẽ tỏ...
Vĩnh Nhất Tâm 8:40, Ngày 30 tháng 4 năm 2011.
(*) Ngữ Tướng Quân: Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú.
(*) 10 thế kỷ: năm 43-939. Tính từ thời mất Nhà Trưng cho đến Nhà Ngô giành độc lập một cách toàn diện sau trận thủy táng 100 ngàn quân Nam Hán.
LỜI TÂM TÌNH
ReplyDeleteCảm ơn các bạn đã cho chúng tôi có cơ hội chia sẻ với nhau là Tình-Người-Việt-Nam, dù bạn đang sống trên quê hương Việt Nam ngàn đời dấu yêu hay bất cứ nơi nào trên hành tinh này, chúng ta vân cùng chung mang một hoài bão:
Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Màu và trên mặt đại dương có Hoàng Trườn g Sa đều là tài sản của dân tộc Việt Nam, dưới bất kỳ chính quyền, chế độ hay triều đại nào đi nữa đều phải có trách nhiệm hết sức trọng đại đó là giữ gìn, bảo vệ và vẹn toàn lãnh thổ và lãnh hải. Đó là một trọng trách hàng đầu được vinh dự nhận sự tín tưởng của toàn dân giao phó nhiệm vụ để giữ nước mà để nước mất là tội phản quốc nếu không muốn gọi là bán nước làm tay sai cho ngoại bang..
Từ hơn 36 năm qua, cái gọi là "chính quyền" cộng sản đã rõ ràng tàn hại đồng bào (đẩy người dân đi lao động khắp trên các nước chậm tiến hơn Việt Nam trước năm 1975, và "đảng gả" biết bao nhiêu là người thiếu nữ Việt Nam bất hạnh sang làm nô lệ tình dục cho ngoại nhân); phản bội tổ quốc (dâng ài Nam Quan cho Tàu cộng và những tình lận dọc biên giới, lẫn Hoàng Trường Sa không phải mới đây mà từ sau ngảy chia đôi Nam Bắc, cho thuê rừng từ các tỉnh dọc theo biên giới, giao Tây Nguyên vùng chiến lược cho Tàu cộng khai thác nguyên liệu). Các vị trí vừa nêu trên thì chẳng qua là cộng sản Bắc-bộ-phủ tức là đảng Việt gian cộng sản đã bán nước bằng cách đầu hàng Tàu cộng vô điều kiện.
Vậy Hồ, Chinh, Đồng, Giáp ... là thành phần ngoại tộc của CSQT và sau khi CS Nga sụp đổ thì đảng Việt gian cộng sản là bộ phận ngoại tộc cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc!
Đó là nguyên nhân chính đáng nhất để chúng ta bất kỳ già trẻ, trai gái thuộc dòng máu con Rồng cháu Tiên trên hành tinh này hãy nối vòng tay lớn ,cất lên tiếng nói của một dân tộc tuy nhỏ bé bên cạnh một nước khổng lồ là thực dân phương Bắc (Hán/Tàu cộng), nhưng Việt Nam là một dân tộc bất khuất mãi mãi tồn tại và đã trên dưới 5000 năm Việt Lịch:
Thân mến chào các bạn trên khắp năm châu bốn bể,
Blogger: HDucTam (Vĩnh Nhất Tâm)
GIỐNG TIÊN RỒNG
Giống Rồng Tiên khắp hành tinh
Sau ngày Quốc Nạn lênh lênh khắp miền.
Bủa vây cờ đỏ búa liềm
Trên Ba Mươi Sáu năm liền ngửa nghiêng
Quân Tàu xâm chiếm Hải Biên
"Chính quyền" Việt cộng đốn hèn là bao
Thế mà chúng mãi hô hào
"Mùa Xuân Đại Thắng" đâu nào giống ai!
"Đỉnh cao trí tuệ" ăn mày
Một bầy khỉ đột đọa đày dân tôi.
Vĩnh Nhất Tâm 19/5/2011